• Đăng nhập
 Trang chủ
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
  • Thư viện số  
    • Thực đơn  
      • Thực đơn tháng 9/2021 Nhà trẻ
      • Thực đơn tháng 9/2021 Mẫu giáo
      • Thực đơn tháng 10/2021
      • Thực đơn nhà trẻ tuần 1 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn nhà trẻ tuần 2 tháng 12 năm 2021
      • Thức đơn nhà trẻ tuần 3 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn nhà trẻ tuần 4 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn nhà trẻ tuần tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn mẫu giáo tuần 1 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn mẫu giáo tuần 2 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn mẫu giáo tuần 3 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn mẫu giáo tuần 4 tháng 12 năm 2021
      • Thực đơn mẫu giáo tuần 5 tháng 12 năm 2021
    • Video  
      • VIDEO TRUNG THU 2021  
        • video 2021
      • TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 2021
      • video tuần 11, 12 khi trẻ nghỉ phòng dịch bệnh vovid - 19
      • VIDEO TUYÊN TRUYÊN PHÒNG DỊCH BỆNH THÍCH ỨNG AN TOÀN
    • Truyện tranh
    • Giáo án
    • Các bài hát
    • Truyện cổ tích
    • BÀI TUYÊN TRUYỀN  
      • TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ ỞI NHÀ PHÒNG DỊCH BỆNH COVID - 19
      • HƯỚNG DẪN ĐEO KHẨU TRANG ĐÚNG CÁCH
      • CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TẠI NHÀ KHI TRẺ BỊ NHIỄM COVID - 19
      • HƯỚNG DẪN CÁCH CẦM BÚT CHUẨN CHO CÁC BÉ.
  • Trang chủ  
    • CHÀO NĂM HỌC MỚI 2018 -2019
    • Quản lý trường học
  • Giới thiệu  
    • Giới thiệu trường  
      • Hiệu trưởng  
        • Hiệu trưởng
      • Phó hiệu trưởng
      • Sơ đồ nhà trường
    • Đội ngũ giáo viên  
      • Giáo viên
    • Cơ sở vật chất
    • Lịch học tập
    • Cơ cấu tổ chức  
      • Hội Thường trực PHHS
      • Tổ Chuyên môn
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
  • Tin tức  
    • Tin tức từ Phòng
    • Thông báo từ Phòng
    • Bản tin trường  
      • BÀI TUYÊN TRUYỀN NĂM HỌC MỚI
    • Thông báo
  • Logo
  • Văn bản  
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản từ Phòng
  • Thư viện  
    • Chương trình tuần
    • Thực đơn tuần
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu
    • Học trực tuyến
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
Tin tức
  • Tin tức từ Phòng
  • Thông báo từ Phòng
  • Bản tin trường
    • BÀI TUYÊN TRUYỀN NĂM HỌC MỚI
  • Thông báo
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Bản tin trường
Bản tin trường
Thứ 6, 02/08/2019 | 10:00
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

BÀI TUYÊN TRUYỀN " CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ"

Đọc bài Lưu

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ VIỆC KẾT HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DẠY CÁC CHÁU - TRƯỜNG MẦM NON VŨ NINH

Kính thưa các đồng chí!

Thưa các bậc phụ huynh!

Trẻ em là niềm vui của mẹ, là mặt trời của cha, là tài sản vô giá của toàn xã hội”

Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này.

Đối với trẻ mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và toàn xã hội, đây là một thực tế tạo sự đồng thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình và cộng đồng xã hội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Gia đình được ví như một tế bào của xã hội, tế bào đó phát triển như thế nào thì cũng hình thành ở trẻ những nền tảng vững chắc như tế bào đó. Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, để trẻ em sau này sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.

Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, trong những năm qua trường mầm non Vũ Ninh luôn phát huy thế mạnh, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Mối quan hệ này được xây dựng trên kế hoạch hoạt động, biện pháp cụ thể của nhà trường, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.

Ở lứa tuổi mầm non cùng một thời gian trẻ tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau đó là nhà trường và gia đình. Đối với trường mầm non dù có cố gắng rất nhiều, đổi mới bao nhiêu đi nữa mà không có sự phối hợp của gia đình trẻ thì chất lượng giáo dục một đứa trẻ cũng không thể đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường phải có sự thống nhất và đồng bộ. Điều đó không thể phủ nhận rằng hiện nay công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được những kết quả nhất định do có được sự đóng góp của nhiều nguồn lực trong cộng đồng xã hội, gia đình vào cuộc cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan mang lại nên công tác phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục hiện nay của đất nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trẻ chưa được hưởng điều kiện tốt nhất về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục: Có những trẻ được hưởng sự luông chiều từ phía gia đình, có thái độ, biểu hiện thờ ơ với bạn bè với mọi người xung quanh, thích hưởng thụ, hay hờn dỗi… Xuất phát từ các biểu hiện đó của trẻ thì công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong công tác nâng cao chất lượng nuôi dạy các cháu.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi ngay từ bẩm sinh trẻ đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới xung quanh nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội…Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu như: tính tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng,… đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường học tập, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Để công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đạt được kết quả tốt góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện các cháu trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu một cách toàn diện nhất. Giáo viên là những người hiểu rõ kiến thức, chương trình giáo dục mầm non, kiến thức mà giáo viên cung cấp cho trẻ qua từng hoạt động, từng nội dung cụ thể phải được thể hiện chính xác để truyền đạt tới phụ huynh, cung cấp cho phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện. Ngoài ra giáo viên còn cung cấp tới phụ huynh về những kỹ năng dạy trẻ Học mà chơi, chơi bằng học ở lứa tuổi này do vậy không nên gò ép trẻ phải học viết, học đọc, làm toán… sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ sau này.

Người viết

 

 

Lại Công Hoan

BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ VIỆC KẾT HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DẠY CÁC CHÁU - TRƯỜNG MẦM NON VŨ NINH

Kính thưa các đồng chí!

Thưa các bậc phụ huynh!

Trẻ em là niềm vui của mẹ, là mặt trời của cha, là tài sản vô giá của toàn xã hội”

Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này.

Đối với trẻ mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và toàn xã hội, đây là một thực tế tạo sự đồng thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình và cộng đồng xã hội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Gia đình được ví như một tế bào của xã hội, tế bào đó phát triển như thế nào thì cũng hình thành ở trẻ những nền tảng vững chắc như tế bào đó. Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, để trẻ em sau này sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.

Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, trong những năm qua trường mầm non Vũ Ninh luôn phát huy thế mạnh, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Mối quan hệ này được xây dựng trên kế hoạch hoạt động, biện pháp cụ thể của nhà trường, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.

Ở lứa tuổi mầm non cùng một thời gian trẻ tiếp nhận hai nền giáo dục khác nhau đó là nhà trường và gia đình. Đối với trường mầm non dù có cố gắng rất nhiều, đổi mới bao nhiêu đi nữa mà không có sự phối hợp của gia đình trẻ thì chất lượng giáo dục một đứa trẻ cũng không thể đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường phải có sự thống nhất và đồng bộ. Điều đó không thể phủ nhận rằng hiện nay công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đã đạt được những kết quả nhất định do có được sự đóng góp của nhiều nguồn lực trong cộng đồng xã hội, gia đình vào cuộc cùng sự nghiệp giáo dục đào tạo nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan mang lại nên công tác phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục hiện nay của đất nước. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trẻ chưa được hưởng điều kiện tốt nhất về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục: Có những trẻ được hưởng sự luông chiều từ phía gia đình, có thái độ, biểu hiện thờ ơ với bạn bè với mọi người xung quanh, thích hưởng thụ, hay hờn dỗi… Xuất phát từ các biểu hiện đó của trẻ thì công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong công tác nâng cao chất lượng nuôi dạy các cháu.

Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi ngay từ bẩm sinh trẻ đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới xung quanh nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội…Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu như: tính tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng,… đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường học tập, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.

Để công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đạt được kết quả tốt góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện các cháu trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các cháu một cách toàn diện nhất. Giáo viên là những người hiểu rõ kiến thức, chương trình giáo dục mầm non, kiến thức mà giáo viên cung cấp cho trẻ qua từng hoạt động, từng nội dung cụ thể phải được thể hiện chính xác để truyền đạt tới phụ huynh, cung cấp cho phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp thực hiện. Ngoài ra giáo viên còn cung cấp tới phụ huynh về những kỹ năng dạy trẻ Học mà chơi, chơi bằng học ở lứa tuổi này do vậy không nên gò ép trẻ phải học viết, học đọc, làm toán… sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ sau này.

Người viết

 

 

Lại Công Hoan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Thiết kế & Phát triển bởi EduPortal